Hội Nông Dân thị trấn Đại Nghĩa đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Hội Nông dân thị trấn hiện có 650 hội viên sinh hoạt tại 3 chi hội. Những năm qua, để hỗ trợ hội viên nông dân có việc làm, tăng thêm thu nhập, Hội Nông dân thị trấn đã tập trung tuyên truyền để hội viên thay đổi nhận thức, khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; vận động hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế và duy trì các hình thức tiết kiệm, hỗ trợ hội viên vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế; tập trung kết nối, vận động và tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án và các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ hội viên, về vốn, kiến thức, khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và phối hợp với các công ty, doanh nghiệp kết nối nông sản tiêu thụ sản phẩm đưa ra thị trường nông sản sạch chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn và thị trường thành phố.
Cụ thể, Hội đã tích cực phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách để hỗ trợ hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với tổng dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội huyện tính đến ngày 19/5/2023 là 6.148.000.000 đồng, giúp cho 142 hội viên được vay vốn theo các chương trình gồm: Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; vay vốn học sinh sinh viên. Song song với công tác vay vốn, Hội còn tích cực vận động các hộ vay vốn thực hiện tiết kiệm hàng tháng với mức 100.000đ/hộ/tháng theo quy ước của tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đạt tỷ lệ 100 % số hộ tham gia. Bình quân mỗi năm tiết kiệm được khoảng 178 triệu đồng. Thông qua chương trình vay vốn và thực hành tiết kiệm, nhiều hội viên đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp để vươn lên thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, Hội còn chỉ đạo 4/4 tổ TK&VV thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay; thực hiện tốt công tác bình xét đối tượng vay một cách công khai, dân chủ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình; duy trì chế độ sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn tại các chi hộitheo từng quý, đôn đốc thu lãi, tiền gửi hàng tháng có hồ sơ sổ sách ghi chép, theo dõi đầy đủ. Kết quả phân loại tổ TK&VV hàng năm số tổ xếp loại tốt 4/4 tổ, chiếm tỷ lệ 100%. Hội cũng tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay, thu lãi theo đúng lịch của Ngân hàng, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn theo đúng quy định, tăng cường phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 4/4 Tổ trưởng Tổ TK&VV giúp cho các tổ trưởng quản lý tốt nguồn vốn vay và hướng dẫn các hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.
Theo đánh giá của Ông lê văn Tươi chủ tịch Hội Nông dân cho biết: “Để nâng cao đời sống cho hội viên, Hội luôn đồng hành hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế; đặc biệt hội đã khai thác hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác giúp cho nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, đầu tư mua máy sát gạo, máy nghiền ngô, mở cửa hàng hàn xì, mở cửa hàng bán vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; mở cửa hàng chế biến thực phẩm và đầu tư mở rộng mô hình sản xuất đa canh, tạo công ăn việc làm cho 200 lao động có mức thu nhập ổn định từ 5,5 đến 6 triệu đồng/ người/ tháng”
Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tổ chức từ 4-5 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho từ 200 – 250 hội viên; phối hợp với hai HTX vận động những gia đình không có nhu cầu cấy tạo điều kiện cho các hội viên nông dân mượn sản xuất lúa chất lượng cao thu nhập từ 60 đến 80 triệu đồng/vụ. Vận động 650/650 hội viên thực hành tiết kiệm tại chi hội với mức 120.000đ/1 hội viên/năm.. Nguồn vốn quỹ này cũng là một kênh đắc lực, là đòn bẩy giúp cho nhiều hội viên trong thị trấn có nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều mô hình kinh tế do hội nông dân làm chủ đang ngày càng phát triển, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên, góp phần hỗ trợ hội viên nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân thị trấn Đại Nghĩa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách giảm nghèo, tín dụng đến hội viên; khuyến khích phát huy nội lực, khai thác, hướng dẫn tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường các hình thức hỗ trợ hội viên phát triển các mô hình chi tổ hội nghề nghiệp. Qua đó, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. xây dựng đô thị văn minh.
Thêm bình luận :